Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

Top 10 Laptop Chơi Game Khủng

Bài viết tổng hợp 10 chiếc laptop chơi game xuất sắc theo tạp chí PCMag bình chọn.
 
1. Alienware M18x
 
Giá tham khảo: 4.200 USD (khoảng 89 triệu đồng)
 
Alienware M18x không chỉ làm người ta trầm trồ với phần cứng đẳng cấp mà còn bất ngờ trước thiết kế cá tính bậc nhất trên thị trường. Nắp máy được bao phủ bằng lớp kim loại cứng cáp màu đỏ hoặc đen, biểu tượng “người ngoài hành tinh” mạ chrome nằm chính giữa.
 
 
Alienware M18x giới thiệu card đồ họa Nvidia GeForce GTX 580M chạy song song, chíp xử lý Core i7-2960XM tốc độ 2,7GHz, màn hình rộng 18.4 inch độ phân giải 1.920 x 1.080 pixel, bộ nhớ RAM 16GB, dung lượng lưu trữ 1TB, cổng kết nối cho mọi nhu cầu chơi game như HDMI, giắc headphone, 4 cổng USB, VGA, Ethernet, eSATA và khe cắm thẻ nhớ.
 
2. MSI GT783
 
Giá tham khảo: 2.600 USD (khoảng 55triệu đồng) 
 
Laptop mang đến hiệu năng đáng nể cho game thủ đam mê đồ họa cao cấp và giải trí đa phương tiện. MSI GT783 nặng dưới 4kg, được phát triển cùng với SteelSeries nhằm cung cấp bàn phím xuất sắc, đáp ứng tốt nhu cầu chơi game. Máy thiết kế 3 khu vực chiếu sáng backlit với nhiều chế độ ánh sáng cùng 7 lựa chọn màu sắc hiển thị.
 
 
 
MSI GT783 ghi điểm bằng chíp Intel Core i7-2670M tốc độ 2,2GHz, màn hình 17.3 inch chống chói và độ phân giải Full HD, card đồ họa Nvidia GeForce GTX580M với 2GB DDR5 VRAM, khe cắm RAM tối đa 32GB, ổ cứng HDD 1,5TB bên cạnh SSD 128GB… Đây là một trong những laptop có đồ họa nhanh nhất hiện nay, hỗ trợ đầy đủ DirectX 11 và OpenGL 4.0 Moreover.
 
3. Alienware M14x R3
 
Giá tham khảo: 2.000 USD (khoảng 42triệu đồng) 
 
Ngoài yếu điểm đắt tiền, Alienware M14x R3 thể hiện đẳng cấp dân chơi mà hiếm model nào sánh được. Laptop mang dáng vẻ hầm hố đậm chất gamer bằng vỏ nhôm siêu bền đánh nhám và không có vân. Mang đến cảm giác chắc chắn, model trông khá gấu đúng kiểu "nồi đồng cối đá" và phần đèn nền màu đỏ trông thật sướng mắt.
 
 
 
Alienware M14x R3 sở hữu cấu hình khá mạnh với chíp Intel Core i7-2670M tốc độ 2,2GHz, bộ nhớ RAM 8GB, màn hình 14 inch độ phân giải 900 x 1.600 pixel, đồ họa Nvidia GeForce GT 555M dung lượng 3GB, ổ cứng lữu trữ 750GB tốc độ 7.200 vòng/phút… Ngoài ra, laptop trang bị 3 cổng USB, cổng HDMI, Mini DisplayPort, VGA, Ethernet, đầu đọc thẻ và ngõ ra/vào âm thanh. 
 
4. Sony Vaio VPC-F236FM
 
Giá tham khảo: 1.450 USD (khoảng 30,5triệu đồng) 
 
Vaio VPC-F236FM được thiết kế đẹp mắt, nổi bật phong cách rắn rỏi và mạnh mẽ đặc trưng. Laptop cài cắm màn hình chống chói 16.4 inch độ phân giải Full HD, sử dụng Nvidia 3D Vision tần số 240Hz tiên tiến. Chất lượng hiển thị trên Vaio VPC-F236FM rất tốt, có độ sâu và người xem có thể phân biệt rõ nhiều tầng hình ảnh khác nhau.
 
 
 
Bên cạnh đó, Vaio VPC-F236FM tích hợp chíp xử lý Intel Core i7-2630QM tốc độ 2,2GHz, bộ nhớ RAM 8GB, card đồ họa rời Nvidia GeForce GT 540M, ổ cứng HDD 750GB và đầu đĩa quang Blu-ray. Lapto sở hữu mọi thứ bạn cần cho việc xem phim độ nét cao và chơi game, chất lượng tổng thể khá tốt nhưng giá bán không “ngọt ngào” đâu nhé.
 
5. Asus G74SX BBK8
 
Giá tham khảo: 1.300 USD (khoảng 27,3triệu đồng) 
 
Asus G74Sx BBK8 đạt chuẩn chơi game chất lượng cao, chạy êm và mát, nhẹ hơn hẳn những chiếc laptop 17 inch khác. Giá bán khá dễ chịu, laptop vẫn thừa khả năng trình diễn game cực đỉnh nhờ card đồ họa Nvidia GeForce GTX 560M mạnh mẽ và quản lý năng lượng tốt.
 
 
 
Asus G74Sx BBK8 mang đến độ phân giải màn hình 1.920 x 1.080 pixel, chíp lõi tứ Intel Sandy Bridge Core i7-2630QM tốc độ 2GHz, bộ nhớ RAM 8GB, ổ cứng HDD 1TB, 3 cổng USB 2.0, 1 cổng USB 3.0, VGA, HDMI và đầu đọc thẻ. Asus chăm chút đến từng chi tiết như bàn phím nghiêng 5%, thiết kế hút khí làm mát từ bên dưới... giúp người dùng  trải nghiệm game thoải mái nhất.
 
6. Toshiba Satellite P755
 
Giá tham khảo: 1.000 USD (khoảng 21triệu đồng)
 
Mang phong cách độc đáo, Toshiba Satellite P755 hướng đến người dùng yêu thích sức mạnh vượt trội. Vỏ ngoài laptop mịn màng sáng bóng, hệ thống âm thanh gồm 2 loa stereo nằm phía trên bàn phím, âm thanh to và rõ ràng. Màn hình 15.6 inch độ phân giải 1.366 x 768 pixel có thể xem nội dung 3D nhờ bộ kính 3D Vision được Nvidia tặng kèm. 
 
 
 
Toshiba Satellite P755 dùng chíp Intel Core i7-2630QM tốc độ 2GHz, card đồ họa Nvidia GeForce GT 540M với 1GB GDDR3, bộ nhớ RAM 6GB, dung lượng ổ cứng HDD 750GB, đầu đĩa Blu-ray Disc ROM và DVD SuperMulti với công nghệ ghi nhãn Labelflash… Đáng tiếc, thời lượng sử dụng pin ít và hiệu năng đồ họa thấp đang trở thành nhược điểm lớn của máy.
 
7. Asus N55SF-A1
 
Giá tham khảo: 1.250 USD (khoảng 26,3 triệu đồng)
 
Asus N55SF-A1 sở hữu màn hình LED Backlit 15.6 inch độ phân giải 1.600 x 900 pixel, chíp xử lý Intel Core i7-2630QM, bộ nhớ RAM 8GB, ổ cứng dung lượng 750GB và đồ họa rời Nvidia GeForce GT 555M với 2GB VRAM. Laptop cũng đi kèm webcam chuẩn HD, kết nối Gigabit Ethernet, Wi-Fi chuẩn n, Bluetooth, 2 cổng USB 3.0, cổng HDMI và nguồn pin 6 cell.
 
 
 
Đặc biệt, Asus N55SF-A1 phổ biến dàn loa hàng hiệu Bang & Olufsen và một loa siêu trầm (subwoofer) kết nối ngoài. Mặc dù được làm bằng nhựa song laptop khá chắc chắn, phần để tay hầu như không bị cong khi ép xuống, dù vẫn thường xuyên bám bụi và dấu vân tay. Touchpad trên máy khá lớn, sử dụng dễ dàng và đạt hiệu suất cao.
 
8. Dell XPS 15z
 
Giá tham khảo: 1.000 USD (khoảng 21 triệu đồng)
 
Dell XPS 15z mang đến lớp vỏ hợp kim chắc chắn và bàn phím hiện đại, đường nét mềm mại và nhiều ưu điểm nổi trội như màn hình siêu sáng 300 nit, lựa chọn độ phân giải cao Full HD 1.920 x 1.080 pixel. Laptop giới thiệu chíp Intel Core i5-2410M tốc độ 2,3GHz, tổ cộng 6GB RAM, card đồ họa rời Nvidia GeForce GT 525M... Việc chơi game trên màn hình có độ tương phản cao, màu sắc rực rỡ, hình ảnh sắc nét, góc nhìn rộng hứa hẹn trở thành thú vui cho game thủ.
 
 
 
9. Alienware M18x R3
 
Giá tham khảo: 2.250 USD (khoảng 47,3triệu đồng) 
 
Laptop không chỉ gây ấn tượng về thiết kế mà còn trang bị phần cứng xuất sắc. Chính thức, Alienware M17x sở hữu màn hình 17 inch độ phân giải 1.920 x 1200 pixel, chíp Sandy Bridge Core i7-2720QM tốc độ 2,2GHz, card đồ hoạ AMD Radeon HD 6970M, ổ cứng lên đến 1,5TB, hai cổng USB 3.0, hệ thống loa stereo, hỗ trợ ngõ ra âm thanh 5.1 và 7.1, khe cắm thẻ nhớ 8 trong 1, hệ điều hành Windows 7 Home Premium…
 
 
 
10. Alienware M11x R3
 
Giá khởi điểm: 1.100 USD (khoảng 23,1 triệu đồng)
 
Nhiều người sẵn sàng chê bai nét tinh tế, thời trang hay vẻ đẹp của dòng máy Alienware, nhưng không thể phủ nhận phong cách nổi bật hiếm thấy. Đó là thành quả tuyệt vời khi Alienware M11x R3 tích hợp phần cứng mạnh mẽ vào trong bộ khung nhỏ nhắn, kết hợp dàn đèn nền đậm chất game thủ. 
 
 
 
Alienware M11x R3 cung cấp màn hình 11 inch độ phân giải 1.366 x 768 pixel, chíp xử lý Core i5-2537M tốc độ 1,4GHz, bộ nhớ RAM 4GB, card đồ họa rời Nvidia GeForce GT 540M 1GB, dung lượng ổ cứng 500GB và nguồn pin 8 cell. Bạn có thể thoải mái tận hưởng game hạng nặng, chạy mượt mà trên cả laptop và màn hình ngoài kết nối qua cổng HDMI.

Bộ Ốp Lưng iPhone 6S Từ Xứ Cổ Tích Disney

Bộ sưu tập case iPhone chất lừ dưới đây được thiết kế riêng cho những bạn trẻ yêu thích thế giới cổ tích Disney.

Không chỉ bảo vệ iPhone, những mẫu case này còn giúp bạn thể hiện phong cách, cá tính. Chiếc iPhone của bạn cũng ngầu hơn khi khoác lên những mẫu ốp lưng iPhone  này.
Mẫu case đầu tiên dành cho fan của "Công chúa lọ lem"
Tiếp theo là mẫu case với hình ảnh những ác nhân trong các câu chuyện của Disney

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Giáng sinh vui vẻ - Card rẻ bất ngờ

Đón chào giáng sinh 2014, Anh Đức JSC mang đến cho Quý khách hàng chương trình khuyến mãi Giáng sinh vui vẻ - Card rẻ bất ngờ từ 18/12 – 31/12/2014.
 
Nội dung chương trình như sau:
Khi khách hàng mua card màn hình NVIDIA Quadro kèm với FASTEST workstation có sử dụng chip Intel Xeon trong thời gian khuyến mãi sẽ được giảm đến 20% giá trị card.
Khi khách hàng mua lẻ card màn hình NVIDIA Quadro trong thời gian khuyến mãi, quý khách sẽ được giảm 10%.
Hãy nhanh tay sở hữu cho mình bộ FASTEST workstation Intel Xeon chuyên nghiệp với card đồ họa NVIDIA Quadro mạnh mẽ trong mùa Giáng sinh này.
Xem thêm các dòng FASTEST Workstation với cấu hình mới nhất.
Để có được cấu hình phù hợp và giá tốt nhất, vui lòng liên hệ trực tiếp với Bộ phận kinh doanh của chúng tôi để được tư vấn:

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Khuyến mãi tưng bừng – Mừng sinh nhật FASTEST

Để tri ân khách hàng trong 10 năm qua đã tin dùng các sản phẩm workstation do FASTEST phân phối, Công ty Cổ phần Anh Đức phối hợp cùng hãng Intel trân trọng mang đến Quý khách chương trình “Khuyến mãi tưng bừng – Mừng sinh nhật FASTEST” từ ngày04/12/2014 – 28/02/2015 với các chương trình như sau:


Chương trình 1: Tặng 3 năm bảo hành
Khi mua bất kỳ workstation nào có sử dụng chip Intel Xeon trong thời gian khuyến mãi, Quý khách sẽ được tặng thêm 1 năm bảo hành thành 3 năm bảo hành. Với 3 năm bảo hành, FASTEST sẽ có cơ hội cung cấp cho Quý khách hàng dịch vụ bảo hành chuyên nghiệp nhất từ trước đến nay.

Chương trình 2: Tặng Quadro 410
Khi khách hàng mua bất kì sản phẩm workstation nào có sử dụng chip Intel Xeon, quý khách sẽ được tặng thêm sản phẩm Card đồ hoa chuyên dụng NVIDIA Quadro 410.

Chương trình 3: Giảm giá siêu hấp dẫn
Quý khách sẽ được giảm 500.000đ khi mua SSD Intel 240Gb kèm với bất kỳ workstation nào trong thời gian khuyến mãi.

Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ:

Mừng sinh nhật 10 năm thương hiệu FASTEST

Nhân kỷ niệm 10 năm thành lập và để tri ân khách hàng đã ủng hộ Anh Đức JSC – thương hiệu FASTEST trong thời gian qua, Công ty Cổ phần Anh Đức phối hợp cùng hãng Intel trân trọng mang đến quý khách chương trình khuyến mãi khi mua máy chủ tại FASTEST "Mua server hôm nay - Nhận ngay nhiều quà tặng”.
Chương trình áp dụng từ ngày 04/12/2014 - 28/02/2015 với nhiều quà tặng hấp dẫn tại tất cả các chi nhánh của Anh Đức JSC.


Danh sách chương trình khuyến mãi bao gồm:
Chương trình 1: Tặng 3 năm bảo hành và Giảm 500.000đ SSD Intel 240Gb
Quý khách sẽ được tặng thêm 1 năm bảo hành thành 3 năm bảo hành và Giảm 500.000đ SSD Intel 240Gb khi mua bất kì Server nào có sử dụng chip Intel Xeon do Anh Đức JSC phân phối. Với 3 năm bảo hành, Quý khách hàng hoàn toàn yên tâm với dịch vụ hỗ trợ tốt nhất từ Anh Đức JSC.

Chương trình 2: Tặng 1 thanh ram 4GB
Khi mua các sản phẩm server có trong danh sách bên dưới, Quý khách sẽ được tặng 1 RAM 4Gb ECC:
 
Chương trình 3: Tặng 2 SSD Intel 240Gb
Khi mua các sản server twin có trong danh sách bên dưới, Quý khách sẽ được tặng 2 SSD Intel 240Gb
Cấu hình Twin 1 (mỗi node)
NAME: FASTEST SYSTEM SYS Twin
Main: 1 x Supermicro Server Board
Socket Type: LGA 1366
Chipset: Intel® 5520
CPU: 1xIntel® Xeon® Processor X5650
RAM: 2 x 4GB 1333MHz ECC Registered
HDD: No HDD
Raid: Intel ICH10R SATA 3.0Gbps Controller
PSU: 1 x SuperMicro OEM Power Supply 900 wat
Chassis: Supermicro Rackmount 1U

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Review NVIDIA Quadro K5000 bởi Fastest Lab

1. Giới thiệu sản phẩm:
 
Nói đến dòng sản phẩm NVIDIA Quadro, ắt hẳn sẽ không xa lạ gì nếu bạn làm trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, biên tập phim ảnh chuyên nghiệp. Bài viết này sẽ giới thiệu đến độc giả một sản phẩm thuộc dòng Quadro của NVIDIA, đó chính là NVIDIA Quadro K5000. Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối bởi Anh Đức JSC (FASTEST).
Đây là dòng card chuyên dụng mà NVIDIA muốn hướng tới những người dùng chuyên nghiệp, nhu cầu xử lý công việc với mức độ phức tạp, khối lượng công việc lớn. NVIDIA Quadro K5000 lý tưởng cho những ứng dụng đồ họa chuyên nghiệp như chỉnh sửa video, chỉnh sửa màu, thiết kế, render hình ảnh 3D…
Bài viết này sẽ tập trung nhấn mạnh vào các cải tiến của Quadro K5000 so với người anh em trước đó Quadro 5000. Ngoài việc giới thiệu hình ảnh, chúng tôi sẽ tiến hành thử nghiệm và đánh giá kết quả thu được.
2. Thông tin chi tiết
2.1 Thiết kế sản phẩm chính
Không như những dòng sản phẩm Quadro trước đây, Quadro K-series có thiết kế hộp khá đơn giản với một phần sản phẩm trên nền đen và một số thông tin rút gọn về sản phẩm. 
 Mặt trước vỏ hộp Quadro K5000

 
Mặt sau vỏ hộp Quadro K5000
 
Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối bởi Anh Đức – FASTEST
 
Mặt trước card NVIDIA Quadro K5000
 
NVIDIA Quadro K5000 có kích thước lớn, tương đương những dòng sản phẩm cao cấp thuộc phân khúc game là GeForce với quạt tản nhiệt kiểu lồng sóc cùng bộ tản nhiệt quen thuộc từ NVIDIA.

 
Mặt đứng card NVIDIA Quadro K5000
 
Mặt lưng card NVIDIA Quadro K5000, mặc dù có thông số tương đương CUDA tương đương GeForce GTX 680 nhưng có thiết kế board ngắn
 
Cận cảnh mặt lưng của card, NVIDIA Quadro K5000 sử dụng các chip nhớ GDDR5 từ Samsung với tổng dung lượng 4GB GDDR5.
Một điểm đáng chú ý với dòng sản phẩm này đó chính là không sử dụng các chip nhớ thường mà nó được trang bị thêm tính năng ECC (Error Correction Code) một tính năng mà chúng ta chỉ có thể thấy khi sử dụng các hệ thống server/workstation. Việc ứng dụng bộ nhớ có tính năng này sẽ đảm bảo công việc cho các thiết kế/biên tập viên an toàn hơn trong việc thực thi các tập tin lớn cũng như đảm khả năng vận hành trơn tru của cả hệ thống khi kết hợp cùng các workstation chính thống. 
 
Các cổng giao tiếp gồm 2 cồng DVI, 2 cồng HDMI

 
Giao tiếp SDI/G-Sync mở rộng trích xuất nội dung số từ các thiết bị bên ngoài.

 
NVIDIA Quadro K5000 chỉ cần 1 đầu 6-pin để cấp nguồn cho sản phẩm
2.2 Phụ kiện kèm theo
 
Phụ kiện đơn giản gồm có:
-          Cáp chuyển đổi DisplayPort -> DVI
-          Đầu chuyển DVI -> D-Sub
-          CD-Driver và Quick User Guide.
2.3 Thông số kỹ thuật
 

3. Đánh giá hiệu năng
3.1 Hệ thống thử nghiệm

 
 
3.2 Các thử nghiệm lý thuyết
* GPU-Z:
 
* Specviewperf 12:
Sử dụng công cụ benchmark như Specviewperf 12 để đánh giá nhanh hiệu năng của NVIDIA Quadro K5000.
Giới thiệu sơ lược về Specviewperf 12: Đây là công cụ đánh giá hiệu năng các sản phẩm Professional Graphics Card trong khả năng dựng và hiển thị các mô hình thiết kế từ các ứng dụng phổ biến như Catia, PTC Creo, Autodesk Maya, Dassault Systems Solidworks. Specviewperf 12 mô phỏng việc dựng hình và lệnh thực thi giống như các ứng dụng thực tế nên kết quả thu được có độ chính xác cao. Do dòng sản phẩm Quadro không chỉ sử dụng cho thiết kế đồ họa, mà nó còn dung trong các lĩnh vực khác như nghiên cứu khoa học, phân tích dữ liệu nên trong Specviewperf 12 cũng có thêm phần đánh giá hiệu năng trong việc tái tạo hình ảnh dùng trong y tế và các ngành khác…
 
4 Kết luận
Chúng ta đã biết NVIDIA là một thương hiệu thống lĩnh trong việc sản xuất ra các loại card đồ họa chuyên dụng từ trước đến nay. Tuy vậy, NVIDIA không ngủ quên với vòng nguyệt quế, mà họ luôn có xu hướng tiếp tục nghiên cứu, giới thiệu đến người dùng những công nghệ mới, các thông số và hiệu suất cũng được cải thiện tốt hơn. Card đồ họa NVIDIA Quadro K5000 mà chúng tôi mới thử nghiệm cũng là một ví dụ điển hình cho xu hướng đó. Nó có thể thay thế cho Quadro 5000 với hiệu suất làm việc nhanh hơn khoảng 35% (4 GB GDDR5 so với 2.5 GB GDDR5, băng thông bộ nhớ 173GB/s so với 120GB/s), mang lại lợi ích kinh tế hơn khoảng 20% (điện áp 122W so với 150W, xuất được 4 màn hình so với 2 màn hình…) và một số lợi ích khác.
Chip GK104 được sử dụng phổ biến trong các card cho chơi game, tuy nhiên với Quadro K5000 nó được thiết kế hoàn hảo hơn cho các sản phẩm đồ họa chuyên nghiệp. NVIDIA không chỉ tái xử dụng cấu trúc đồ họa của card chơi game mà còn tối ưu hóa nó cho đồ họa chuyên dụng với các cải tiến như sau:
Trước hết, họ đã thay đổi power profile và clock rates làm cho hiệu quả làm việc của Quadro K5000 cao hơn thế hệ trước.
Thứ 2: card đồ họa chuyên dụng kèm với bộ nhớ trong GDDR5 với dung lượng bộ nhớ lớn, vì vậy nó có thể dễ dàng xử lý các mô hình đồ họa phức tạp và kết cấu chất lượng cao.
Thứ 3: các dòng Quadro có tính năng CAD/CAM/CAE driver được tối ưu hóa cho các ứng dụng chuyên ngành.
Và cuối cùng, Quadro K5000 hỗ trợ tốt cho công nghệ Maximus (NVIDIA đã giới thiệu công nghệ này vào ngày 15/11/2011), vì vậy nó có thể kết hợp với card Tesla và tương thích với công nghệ Mosaic (cho phép xuất ra nhiều màn hình cùng 1 lúc).
Chúng ta có thể thấy rằng NVIDIA Quadro K5000 là card đồ họa lý tưởng cho các ứng dụng chuyên ngành như biên tập video, phức hợp (compositing), sửa màu (color correction), ảo hóa thiết kế (design visualization) và render 3D. Nó là sự thành công của NVIDIA, tuy nhiên dường như chưa hài lòng với những gì đạt được, họ còn muốn tạo ra các dòng mới với chức năng cải thiện tốt hơn và các thông số “khủng” hơn. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ đề cập đến Card đồ họa mạnh nhất hiện nay: NVIDIA Quadro K6000.
Hiện tại ở Việt Nam, NVIDIA Quadro K5000 đang được phân phối chính thức bởi Công ty Anh Đức với thời gian bảo hành 3 năm.


Xem Review các sản phẩm khác như: review Quadro K2000review Quadro K4000review Quadro K600

Thông tin công ty

Review NVIDIA Quadro K4000 bởi Complete-TV



Bài viết sẽ review NVIDIA Quadro K4000, đây là một trong số các dòng card thuộc Quadro K Series. Quadro K4000 được phát triển đã có sự cải tiến về chip xử lý. Dòng card này sử dụng kiến trúc GPU Kepler với hiệu năng cao hơn và mức tiêu thụ điện năng thấp hơn so với người anh em trước đó – Quadro 4000. Bài review Quadro K4000 sẽ so sánh sự khác nhau về thông số kỹ thuật và hiệu suất thực tế để trả lời cho câu hỏi Quadro 4000 và Quadro K4000 cái nào tốt hơn.
TỔNG QUAN VÀ TÍNH NĂNG
Quadro K4000 là card đồ họa nằm trong nhóm card tầm trung thích hợp với đại đa số người dùng, những người có nhu cầu sử dụng card đồ họa cho các tác vụ về hình ảnh, sản xuất phim, đồ họa 3D…
Được thiết kế và xây dựng đặc biệt cho các máy trạm chuyên nghiệp, Quadro K4000 hỗ trợ cho hơn 200 ứng dụng chuyên nghiệp trong các lĩnh vực như: khoa học, giải trí, y học, đồ họa, năng lượng, dầu khí, năng lượng,…
Là card tầm trung, nhưng NVIDIA đã chứng tỏ được sức mạnh cũng như bản lĩnh của mình với kiến trúc NVIDIA Kepler cho hiệu suất đáng kinh ngạc. Bộ nhớ GPU lớn lên tới 3GB GDDR5, 768 nhân CUDA xử lý song song SMX, khả năng hiển thị lên đến bốn màn hình cùng một lúc, và tương thích với Shader Model 5, tất cả trong một loại khe cắm duy nhất.
Quadro K4000 mang lại một cấp độ mới hoàn toàn về hiệu suất và khả năng làm việc cho các dòng máy trạm thông qua các tính năng độc đáo của kiến trúc Kepler như: engine SMX thế hệ kép, chống răng cưa TXAA và FXAA… Cho dù bạn đang tạo ra một sản phẩm mang tính cách mạng, thiết kế kiến trúc đột phá, quản lý các dữ liệu cực lớn, hay tạo ra những hình ảnh trực quan sinh động thì Quadro K4000 vẫn đảm bảo cung cấp năng lượng cho bạn làm việc đó nhanh và hiệu quả hơn.
ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT
 
NVIDIA Quadro K4000 VS NVIDIA Quadro 4000
 
Nhìn qua bảng so sánh thông số kỹ thuật, chúng ta có thể thấy được sự khác biệt giữa 2 sản phẩm. Quadro K4000 được cải tiến với kiến trúc Kepler, mã GK104 28nm nhỏ gọn hơn nhiều so với với Quadro 4000 với kiến trúc Fermi, mà GF100 40nm.  Ngoài ra. GPUKepler không chỉ là GPU nhanh nhất, mà còn là bộ vi xử lý có kiến trúc phức tạp nhất từng được chế tạo. Việc cải tiến về GPU chắc chắn sẽ tăng được hiệu suất làm việc của card. Cụ thể sẽ được thể hiện trong phần test hiệu suất bên dưới.
Khám phá bao bì sản phẩm
Mặt trước và mặt sau bao bì sản phẩm card Quadro K4000

Bao bì mới của NVIDIA Quadro k4000 lần này được thiết kế một cách tối giản hóa hơn với tông màu đen  làm nền chủ đạo và màu xanh như những phiên bản trước đã có mà không cần bất kỳ những họa tiết phức tạp nhưng vần tạo được sự chuyên nghiệp.
 
Bên trong bao bì của card
Khám phá bao bì bên trong thì so với những phiên bản trước là NVIDIA Quadro 4000 thì bên trong không khác gì nhiều. Bên trong hộp vẫn là một lớp giấy đệm định dạng tương tự như bao bì cũ trước đó
 
Phụ kiện của Quadro K4000
Phụ kiện bao gồm: Sổ bảo hành, CD driver (NVIDIA Ver.4 - 311,15) DVI để adapter D-Sub, 4pin Molex đến 6 Pin PCIe Connector và DisplayPortto DVI Adapter
Mặt trước và mặt sau của card
So với phiên bản trước là NVIDIA Quadro 4000 thì hầu như K4000 không khác gì nhiều, PCB vẫn là màu xanh lá nhưng ngắn hơn so với NVIDIA Quadro 4000 , bộ tản nhiệt với màu đen trắng.
Quạt tản nhiệt được gắn trực tiếp vào card
Bộ phận tản nhiệt của card
Zoom, ta có thể thấy bộ phận tản nhiệt dưới sự che chở của các nan hoa, tấm nhôm composite, cũng như card đồ họa, tản nhiệt tấm được kết nối và tiếp xúc đồng thời với ống dẫn nhiệt,  GPU được gắn trực tiếp với dầm, bao quanh là những tấm nhôm đen mờ nhờ thế PCB tăng thêm trọng lượng.
 
Trên hình chúng ta tìm thấy một cổng cung cấp điện, 4 Pin để kết nối 3D Stereoscopic và 3 Pin để kết nối 3D
 
Hình ảnh chi tiết về cổng kết nối màn hình
Với những tính năng như vậy, có thể người dùng đòi hỏi tăng thêm hiệu năng cao hơn thì có thể kết nối vào.
 
Cổng màn hình hiển thị bao gồm: 2 cổng DisplayPort 1.2, 1 cổng DVI-I

 
Sự khác nhau về bề mặt của Quadro K4000 và Quadro 4000
Sau khi so sánh thì ta có thể thấy rằng bề mặt của Quadro K4000 nhẵn bóng hơn, trong khi đó thì Quadro 4000 bề mặt đen mờ thiếu độ nhẵn, lỗ thông hơi được đặt ở cuối thẻ card.
 

Hình ảnh chi tiết sản phẩm của 2 sản phẩm Quadro K4000 và Quadro 4000
Quadro K4000 vẫn tham khảo thiết kế của Quadro 4000 nhưng các chi tiết thiết kế được tối ưu và sắp xếp một cách hiệu quả hơn.
Cấu hình hệ thống test
  •  

Phần mềm test

 Test hiệu suất giữa hai mô hình NVIDIA Quadro K4000 VS NVIDIA Quadro 4000
 
 
 

KẾT LUẬN

NVIDIA Quadro K4000
Trong bài review NVIDIA Quadro K4000  này thì  hiệu suất tổng thể của mô hình Quadro K4000 mạnh hơn Quadro 4000 xấp xỉ 15 %, trong khi tiêu thụ điện năng ít hơn một nửa đó là điểm lợi thế cạnh tranh của Quadro K4000 và việc kiểm soát nhiệt độ cũng được cập nhật để làm mát tốt hơn. Quadro K4000 có giá khoảng từ 16-17 triệu, không cao hơn Quadro 4000. Do đó, những người đang tìm kiếm một máy trạm đồ họa ở một mức giá rất phải chăng và hiệu quả mong muốn. Đầy đủ tính năng như Quadro K4000 là một lựa chọn cho những người yêu thích một trạm làm việc tốt.
Xem Review các sản phẩm khác như: review Quadro K2000review Quadro K5000review Quadro K600

Thông tin công ty

 

Copyright @ 2013 NVIDIA Quadro.